Thì thầm chuyện gia đình: Ngày mẹ cởi tấm áo choàng hoàn hảo.

 con chăm mẹ ốm



Ngày mẹ cởi tấm áo choàng hoàn hảo.

Là vợ, là mẹ ai cũng vậy luôn kỳ vọng mình có thể trở thành người phụ nữ hoàn hảo hoặc ít nhất là người mẹ hoàn hảo. Đó là phụ nữ sẵn sàng hy sinh tất cả  những gì thuộc về cá nhân mình vì chồng, vì con và coi đó là sứ mệnh cao cả nhất đời mình. Nhưng thực sự khi phụ nữ chúng ta hy sinh tất cả để trở nên hoàn hảo liệu có thực sự tốt cho chồng, cho con và cho gia đình mà chúng ta yêu quý...

Cô choàng tỉnh dậy bởi tiếng quát lớn: “Ăn nhanh lên hay muốn vào phòng tối” và một cú dậm chân mạnh xuống sàn. Hốt hoảng nhỏm dậy nhưng phải đến lần thứ ba cô mới có thể ngồi thẳng trên giường, nhìn xuống sàn, cô con gái 5 tuổi đang chơi với búp bê, xung quanh là lỉnh krnh bát, đũa, nồi, chảo đồ chơi và một con búp bê tóc rối đang ngồi một xó. Thôi chết, cô hoảng hốt khua tay tìm điện thoại, đã gần 9h sáng và cô đang nằm đây. Đứa lắn đâu? Hôm nay ai sẽ đưa nó đến lớp? Và đứa nhỏ này nữa, lẽ ra giờ này đã ở lớp mẫu giáo thì hiện tại vẫn ngồi đây la hét với con búp bê của mình.

Hôm qua cô đã cảm nhận được rằng có lẽ mình sắp ốm, khi đầu óc váng vất và nóng lạnh thất thường, nhưng cô vẫn nói mọi chuyện bình thường khi chồng cô ngươi đang có chuyến công tác xa nhà gọi điện về hỏi chuyện nhà. Đến nửa đêm cô đã phải dùng đến liều thuốc cảm thứ để làm dịu cơn sốt của mình nhưng cô vẫn nghĩ sáng nay mọi chuyện sẽ ổn. Chồng đi công tác thường xuyên và những chuyện cảm sốt đơn giản cô vẫn có thể tự mình đảm đương và chu toàn. Có lẽ đây là lần đầu tiên sau khi cưới chồng cô thức dậy sau 9h sáng. Hốt hoảng cô bấm điện thoại cho cô con gái lớp 7, người mà lẽ ra cô phải đưa đến trường

- Mẹ ạ, mẹ khỏe chưa?

- Sao con không gọi mẹ dậy hả? và con đi đến trường bằng cách nào?

- Con có gọi nhưng mẹ sốt và ngủ say quá không dạy được, và con đã đi xe đạp đến trường

- Làm sao con có thể đi xe đạp của bố đến trường, nó rất nguy hiểm. Và con có biết để em ở nhà một mình nguy hiểm lắm không? Lỡ em mở cửa ra ngoài thì làm sao được

- Con đã khóa cửa ngoài, và giờ con đang về để xem mẹ như thế nào?

- Đang học thì về gì? Quay lại trường ngay, con định bỏ lỡ buổi học sao, con lớn rồi sao không biết tính toán gì hết vậy???

- Thế giờ con phải làm sao?? Giọng cô bé như trực khóc

Biết mình lỡ lời, cô hạ giọng:

- Thôi con quay lại trường đi, mẹ ổn rồi, hôm nay mẹ nghỉ làm, con biết tự tới trường là tốt rồi. đi cẩn thận nhé, mẹ ổn…

Đầu óc váng vất, người ớn lạnh và hội vẫn rịn trên trán, cô trườn xuống sàn ôm cô con gái nhỏ vào lòng: Con gái, mẹ xin lỗi đã để con một mình? Mẹ hư quá? Con đói lắm không??

- Con uống sữa và ăn bánh rồi, chị lấy cho con. Chị bảo hôm nay con được nghỉ học, ăn xong chơi với búp bê và trông mẹ.

- Con ngoan lắm, con chơi với em búp bê, mẹ đi đánh răng, ăn sáng và uống thuốc rồi mẹ vào chơi với con nhé..

- Dạ..

Cô loạng choạng đứng dạy cố gắng mở cửa phòng nhưng đầu óc quay cuồng và choáng váng. Có lẽ cô ốm thật. Chết tiệt, cô lẩm bẩm, mình không được phép ốm lúc này, dù sao thì cũng phải 3 ngày nữa anh ấy mới về. Cố lên. Cô vịn cửa đứng lên và bước ra ngoài.

Nước lạnh vã vào mặt khiến cô tỉnh táo hơn một chút. Cô xuống tầng trệt, kiểm tra sơ qua mọi thứ một lượt, cửa đã được cô con gái “chểnh mảng” khóa lại cẩn thận. Mở tủ lạnh, lấy vài cái bánh và gói mỳ, cô trở lại phòng. Phải ăn để uống thuốc rồi cho con bé đi lớp chứ mình thế này sao trông nổi con đây. Cô cố gắng nhét những lát bánh mỳ khô khốc vào miệng, nhai như nhai rơm, phải cố, ăn để uống thuốc, ăn để uống thuốc, cô lẩm bẩm….Tu một cốc sữa to, uống một vốc thuốc, cô hổn hển ngồi xuốg mép giường..

- Sao mẹ bỏ dở thế kia, phải ăn hết chứ, ăn thì mới lớn được

- Mẹ ăn no rồi con yêu

- Mẹ chưa no, con biết mẹ chưa no, mẹ lại định trốn ăn à??? Mẹ phải biết, bỏ phí là không được, thức ăn là công sức, là tiền…

Cô bật cười, chợt nhận ra, cái con bé này nó nói giống cô đến thế. Đúng là cái giọng ấy, những từ ấy và cả đôi mắt với 2 chân lông mày gần ríu vào nhau để tạo ra sự nghiêm nghị đáng sợ cũng là của cô mà. Có lẽ cô đã lặp lại nó nhiều đến mức con gái cô đã thuộc lòng nó. Một nỗi buồn vơ vất loáng thoáng trong đầu, lẽ nào đó là những điều mà con gái cô nhớ về cô..

- Mẹ no rồi, mẹ không định trốn ăn đâu, cô thủ thỉ, chỉ là mẹ hơi mệt thôi. Con gái mẹ đã no chưa? Con có muốn đến lớp không?

- Chị bảo hôm nay được nghỉ mà. Mẹ mệt thì mẹ nằm xuống, không nhảy nhót nghịch ngợm lung tung nhé, đau chỗ nào thì bảo con. Con còn phải dạy học cho em búp bê đây….

Cô nhìn con, lặng im không nói. Có lẽ đây là lần đầu cô được đóng vai này, vai người ốm. Từ ngày lập gia đình, cô luôn tâm niệm và quyết tâm sẽ trở thành người phụ nữ tốt nhất, người phụ nữ của công việc và của gia đình, người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ ngoài xã hội nhưng vẫn có thể là chỗ dựa vững chắc để chồng rảnh rang để tập trung hoàn toàn cho công việc và thăng tiến. Chồng cô là một người đàn ông có năng lực, thông inh và tốt tính, nhưng có vẻ thiếu tham vọng khi anh luôn mong muốn cùng cô đảm trách việc nhà. Đó là điều cô không mong muốn chút nào. Và điều cô không mong muốn nhất là anh ấy có vẻ khá dễ dãi và chiều con, theo cô, điều có thể là cực nguy hiểm trong thời đại này khi mà mọi thứ đều có thể khiến một trẻ gái trở nên hư hỏng. Cô nhất quyết trở thành tổng chỉ huy trong vương quốc gia đình từ việc đảm bảo nhà cửa sạch sẽ gọn gàng mọi thời điểm, đến những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng với những thức ăn lành mạnh đến việc quản lý việc học tập của con ở trường cũng như ở nhà. Việc đảm nhiệm tổng chỉ huy trong vương quốc gia đình quả thưc đã khiến cô trở thành một người phụ nữ khác: càu nhàu, khó tính, khắt khe và có những giận hờn vô cớ. Khi con gái bắt đầu vào tuổi thiếu niên, những thay đổi của con đối với mình đã khiến cô từ chạnh lòng chuyển sang lo sợ và trách móc. Từ những nỗi buồn mơ hồ khi con gái tỏ ra không thích thú mỗi khi cô chờ con tan học ở cổng trường cho đến con khó chịu khi nó xuất hiện trên timeline facbook của cô với những lời khen ngợi và có khi là xung đột khi con một mực đòi hỏi một chiếc điện thoại thông minh như các bạn trong khi cô chỉ cho phép con dùng điện thoại để nghe và gọi với bố mẹ mình. Khi chồng cô tỏ ra đồng tình với việc con gái có thể đi xe đạp đến trường, sử dụng điện thoại thông minh để phục vụ cho việc học tập và kết nối, cô đổ lỗi cho anh là chiều con để lấy lòng và đẩy tiếng ác cho cô. Làm mẹ hiện nay đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải kiểm soát được cả hai thế giới: thế giới thực với các cuộc chạy đua không hồi kết của thành tích học tập, sức khỏe thể chất, những kỹ năng về âm nhạc, hội hoa hay thể thao giữa các phụ huynh, là quản lý các mối nguy hiểm từ thực phẩm bẩn cổng trườg đến kẹt xe giờ cao điểm hay tình trạng bắt nạt học đường, đua đò cùng bạn bè trang lứa. Dù sao thế giới đó chúng ta cũng thành thạo hơn, biết rõ hơn và có quyền lực vượt trôi so vớ con. Nhưg một thế giưới thứ hai, thế giới ảo kỹ thuật số với vô vàn cạm bẫy, hiểm nguy, nơi chúng ta chỉ là dân nhập cư, mừa dò dẫm bước chân vừa học tập trong tâm thế lo sợ và cảnh giác, chúng ta phải bảo vệ con như thế nào nếu như để chúng tự do bước vào thế giới đó. Anh thường bảo với cô, vơi sthế giới đó, những đứa trẻ của chúng ta là dân bản địa, chúng ta không thể ngăn cản chúng vào đó vì thực chất chúng đã ở trong đó, chúng ta buộc phải học tập để có thể đồng hành cùng chúng hoặc ít nhất cũng có thể nhìn thấy chúng từ xa và cấm cản chỉ là tự tay bịt mắt. lNhững căng thẳng trong cuộc sống thường nhật, những lo lắng về việc bảo vệ và kỳ vọng vào chồng, vào con và vào chính mình khiến cô kiệt sức. Đôi khi sự thất vọng còn đến khi cô có cảm giác sự nỗ lực đến kiệt sứ của mình không được ghi nhận bởi những người thụ hưởng nó.

Cô ngã đầu vào thành giường, thuốc hạn sốt khiến cô buồn ngủ, một giấc ngủ ngày không phải là thói quen của cô, nó nặng nề và đầy mọng mị, nữa tỉnh nửa thức. Những suy nghĩ mông lung, những nỗi lo lắng hiện tại cùng với sự mệt mỏi của cơ thể và tsc dụng của thuốc đưa cô vao tạng thái thức, tỉnh nặng nề… Dườn như cô vãn nghe rõ tiếng cô con gái nhỏ lúc thủ thỉ, khi quát mắng búp bê nhưnng cô lại không thể nhấc mình lên được…

- Sao em cứ nhất định chống đối chị thế, mở miệng ra và ăn hết chỗ này

- nào nào, lại bày bừa hết cả ra nhà thế này, dọn vào ngay, biết chơ thì phải biết dọn chứ

- để tất cả đấy, vào phòng tối ngồi và tự nghĩ về những hành đoọng hư đốn của em đi….

- Lại khóc à, oan ức gì ma khóc, có muốn ăn đòn không mà khóc…

Tiếng loảng xoảng của con búp bê bị xô ngã từ trên ban xuống sàn làm cô tỉnh hẳn, nhưng cô vẫn nằm im, vờ như đang ngủ, lén nhìn cô con gái mà nước mắt lăn dài. Nhưng lời nói văng vẳng của con như găn vào trong trái tim cô. Thì ra cô đã bảo ban và chăm sóc con như thế. Đã bao lần cô đã hfng hổ bắt con vào phòng một mình để tự suy nghĩ, dù cô biết rằng ở tuổi đó chúng có thể suy nghĩ được gì ngoài sự sợ hãi và hoảng loạn, sợ hãi bởi không được yêu thươg, hoảng loạn bởi nỗi cô đơn và lời nói và khuôn mặt của mẹ.

Cửa phòng mở, con gái cô ùa vào như một cơn gió, trên tay lủng lẳng mấy bịch nilong, mặt đỏ bừng, mồ hôi rịn ra đầy trán, cô thở hổn hển.. định chạy vào bên mẹ nhưng khựng lại, giơ bịch nilon lỉnh kỉnh lên

- Con về rồi đây, mẹ đỡ chưa? Con mua phở cho mẹ và em….

Đứa em thấy chị về vứt đồ chơi chạy lại ôm chân chị: chị về, chị về chơi với em…

Cô bé lúng túng với hay tay mấy bịch nilon phở bùng nhùng đầy nước với đôi chân đang bị em ôm chặt lo sợ nhìn mẹ. Cô bật nhỏm dậy chạy tới đỡ bịch cho con:

- Chết chửa, nó thủng túi thì bỏng em bây giờ, sao con không cẩn thận gì thế. Xuống nhà lấy mấy cái tô lên đây..

Cô bé sợ hãi đưa cho mẹ mấy bịch nilon, chạy vội xuống nhà, cô còn nói với theo

- Mà ai bảo con về hả, trường thì xa, trời thì nắng, xe đạp thì chưa thạo, chiều lại phải đi, sao không hỏi ý kiến mẹ gì cả hả…

- Cô bé hộc học chạy lên với những cái bát tô vầ lủng lẳng kèm theo mấy ly nhựa lớn:

- Con còn mua cho mẹ trà sữa, bò khô và cả kem nữa đây, tiền tiết kiệm của con đấy… Mẹ ăn xong con rửa bát ròi đi học vẫn kịp

Cô đinh mắng nó thêm vài câu nhưng may mắn kìm được. Thì ra nó vẫn rất yêu quý cô, chăm chút và lo lắng cho cô, nó mua cho cô tất cả những gì mà nó thích. Cô nhìn con, vừa xúc động vừa buồ cười nên nước mắt rưng rưng..

- Ngồi xuống đây cho mát nào, lau cái mặt đầy mồ hôi đi. Mẹ con mình cùng ăn, ăn xong là mẹ lại khỏe ngay thôi mà.

- Con ăn bánh mỳ rồi, vừa đạp xe vừa ăn, no lòi rốn, cô bé hỉ hả. Đạp xe đi học nhanh lắm mẹ, chỗ nào tắc nhảy lên vỉa hè hoặc vác xe qua…

- Đó là việc cực chẳng đã, đạp xê đi học vừa vất vả vừa nguy hiểm, mẹ chỉ muốn tốt nhất cho con thôi. Là con muốn đạp xe đi học hay tại con không muốn mẹ đưa con đi???

- Con cũng không biết nữa, nhưng dù sao thì con cũng muốn có những khảng của riêng mình, con bé nhìn mẹ ngượng ngùng và vân vê vạt áo. Dù sao thì con cũng đã lớn một chút rồi… Con không muốn bị la rầy vì mẹ phải làm cho con những việc con có thể tự làm được.

Ừ, có lẽ vậy, cô đã cảm nhận được chuyện co gái mình muốn tìm sự độc lập tư những hành động báo trước, có lẽ vì quá bận rộn nên sự nhạy cảm của người mẹ đã bị mất dần đi. Đây là thời kỳ những thiếu niên khám phá chsinh bản thân mình và tìm cách để xác định danh tính. Nhu cầu cơ bản nhất của họ là tự khẳng định mình là ai và được người khác nhìn nhận như vậy. Sẽ vui mừn hơn khi con bạn là hải châu chứ không phải con mẹ Thùy Dung. Những hành động đi ngược lại những lời dạy dỗ, bảo ban hay thói quen của mẹ không phải là để chống đối mà chỉ dơn giản là cách để họ thấy mình độc lập, như một cá nhân chứ không phải là cái bóng của người khác. Co nhận ra mình đã đọc được ở đâu đó câu nói: hai câu hỏi lớn nhất của thiếu niên muốn biết từ cha mẹ là: Con có được yêu thương không và con có được phép có con đường riêng của mình??? Rõ ràng cô chưa trả lời một cách tường minh cho con hai câu hỏi đó….

- Ăn đi con rồi con đi học, mẹ ở nhà trông em được, chiều nếu mẹ không thể đi chợ, mẹ sẽ gọi cho con để con biết mua thức ăn về mẹ con mình nấu cơm.

- Vâng mẹ, con nghĩ việc đi chơ con hàon toàn có thể là được, thậm chsi cả nấu cơm chiều…

Buổi chiều trôi qua thật chậm chạp, cô chập chờn giữa những cơn đau đầu, sốt nóng, sốt lạnh. Cô cũng không còn sức để quát nạt hay hướng dẫn dạy dỗ cô gái nhỏ. Mỗi khi con mè nheo hay đòi hỏi việc duy nhất cô có thể làm là ôm nó vào lòng. Cô băn khoăn, chàn chừ luẩn quẩn với việc có nên gọi cho chồng hay không? nhắn rôi xóa, định gọi rồi thôi thôi khi cô nghĩ đến việc chồng phải bỏ dở những cuộc họp quan trọng và hơn 500km mà chồng phải di chuyển nếu anh về. Và nếu anh không về, có lẽ tổn thương trong cô sẽ là rất lớn…

Có tiếng lạch cạch ngoài cổng, cô bật camera, là mẹ chồng cô với lỉnh kỉnh casc loại túi đang loay hoay mở cổng. Cô vừa mừng vừa băn khoăn: Sao bà biết mà lên, sao bà có chìa kkhóa cổng. Cố gắng đứng dậy cô mò mẫm đi xuống…

- Để đấy mẹ xách vào cho, trời đất, ốm từ khi nào mà trông hốc hác vậy con? Sao không cho mẹ biết?

- Dạ con vừa bi tối qua thôi, nó cũng chỉ là cảm cúm, mà sao mẹ biết ạ?

- Thì con Hải Châu nó gọi cho mẹ, mẹ đi xe ôm qua trường lấy chìa khóa…Thôi vào nhà đi, để mẹ xem thế nào rồi mẹ nấuc cháo cho mà ăn, là khỏe ngay thôi.

- Thế nhà con có biết không ạ?

- Con bé dăn mẹ không được nói với bố nó. Có máy a mẹ con bà cháu tự lo được mà..

- Bữa cơm tối thật giản dị mà ngon miệng, cô con lớn tỏ vẻ rất vui khi được cùng bà nấu bữa tối. Con bé nhỏ cứ ngồi mãi trong tay bà và rất hào hứng vi lầm đầu được ăn thịt gà bằng tay và không phải đeo yếm. Nhìn lũ trẻ vui vẻ cô chợt nhận ra, ừ, có lẽ sự vui vẻ, hạn phúc đối với trẻ con thật đơn giản

- Mẹ, con cứ thắc mắc, cô rụt rè vừa nhặt rau phụ mẹ chồng chuẩn bị cho bữa sáng ngày hôm sau vừa hỏi- Con không biết mẹ đã làm như thế nào để một mình nuôi 4 người con

- Ừ thì cũng không phải dễ dàng nhưng cũng không có gì là quá to tát. Bốn đứa được cái ngoan nên mẹ cũng đỡ vất vả nhiều. Nhưng mẹ vaãn nghĩ chúng thiệt thòi, dù sao thì mẹ cũng không phải lúc nào cũng làm tốt..

- Mẹ à, nhà con cũng như các anh chị đều rất tốt, con cũng chỉ mong sau này các cháu được như bố nó, mà con thấy khó quá. Con chỉ có hai cháu mà nhiều khi thấy kiệt sức… Có lẽ con không phải là mẹ đủ tốt..

- Con không nên nghĩ thế, mỗi thời một khác. Ngày xưa tiếng là mình mẹ nuôi con nhưng rõ ràng là không phải mình mẹ. Gia đình ngày xưa khác, luôn có những người lớn xung quanh lũ trẻ, là ông, bà, các chú, các bác, hàng xóm, láng giềng. Trẻ con ngày xưa không nhiều áp lực vô hình như ngày nay, và chúng được làm việc, vui chơi và học tập với cả bbạn bè trang lứa cũng như những người lớn đáng tin cậy mỗi ngày, do đó chúng trưởng thành nhanh hơn, tự chủ nhiều hơn, hiểu chuyện sớm hơn và do đó mọi chuyện đơn giản và an toàn hơn. Con thấy không, giữ trẻ con đâu có được như vậy, chúng chủ yếu chơi với nhau, và thiếu đi rất nhiều những người lớn đáng tin cậy. Một mình bố mẹ không thể làm được điều đó.

- Con đã cố gắng ở bên con cái nhiều nhất có thể, và các cháu cũng được tiếp xúc với các thầy cô ở trường, ở trung tâm học thêm. Con còn cho bọn trẻ học các kỹ năng nhạc, họa, thể thao.

- Có những cá bố mẹ không nói được, thầy cô không nói được nhưng ông, bà, chú, ác hay anh em họ lại nói được, đó là cách mà trẻ lướn lên, mỗi người một vai trò. Như chồng của con thì luôn chịu ảnh hưởng bởi chú của nó, đó là hình mẫu dàn ông mà nó noi theo. Còn chi cả thì là dì, có những chuyện mẹ phải nhờ dì để bảo ban nó… Gia đình bây giờ nhỏ quá, ở đâu cũng thế, kể cả ở quê. Lũ trẻ có rất nhiều thứ, nhưng lại thiếu rất nhiều.

- Vâng, con hiểu rồi. Mà sao mẹ nhất định không lên với chúng con, dù sao thì nhà con cũng là con trai độc nhất và các cháu thì cần bà

- Chuyện này mẹ cũng đã thống nhất rồi, không nói lại nữa, dù sao cũng sẽ đến lúc đó

Cô cũng đã biết tính mẹ kiên quyết va nhất quán như thế nào. Nhiều khi cô vẫn cứ nghĩ các mẹ ngày xưa lạc hậu, nhưng cô bất ngờ vì những nhận xét của bà. Bà gần như không bao giờ trách cứ hay đổ lỗi, bà nhìn nhận và chấp nhận những xu thế và cố gắng để hài hòa với nó. Bà không bao giừo can thiệp vào chuyện dạy con của cô nhưng bà luôn xuất hiện đúng lúc và đưa ra những giải pháp tối ưu. Cô mở cửa sổ, phố đã về đêm, gió nhẹ nhàng thổi, phía dưới đường thi thoảng lại một vài xe máy trở thực phẩm từ quê lên, những chiếc xe máy cà tàng phái sau chất đầy rau củ quả, người chồng còn mặc nguyên áo mưa cầm lái trong khi cô vợ ngồi dưới khung xe hai châm gác lên đùi chồng, đầu ngả vào đầu xe lơ lắc ngủ ngon lành…

Cuộc sống vẫn tiếp diễn, nhẹ nhàng làm sao….


Đăng nhận xét

0 Nhận xét